Khám phá Trung Hoa: Tết Trung Thu và Truyền thuyết Hằng Nga

Tất cả những gì bạn cần biết về Tết Trung Thu và Truyền thuyết Hằng Nga ở Trung Hoa

Tết Trung Thu và Truyền thuyết Hằng Nga ở Trung Quốc

Ngày 15 của tháng 8 Âm lịch là Tết Trung Thu ở Trung Quốc.

Đây là một ngày lễ truyền thống lớn của Trung Quốc và được tổ chức ở mọi miền của đất nước này.

Còn được gọi dưới tên là “Lễ hội Trăng tròn”, 中秋(Zhōngqiū Jié) được tổ chức vào thời điểm trăng tròn và sáng nhất năm.

Theo truyền thống Trung Quốc, độ tròn đầy của mặt trăng có mối liên quan mật thiết đến sự hoàn chỉnh và sum vầy, vì lẽ đó, Tết Trung Thu là thời gian để các gia đình quây quần bên nhau.

Vào buối tối, mọi người hoặc là sẽ leo lên mái nhà hoặc tụ tập ở dưới sân để ngắm trăng cùng gia đình mình.

Mọi người sẽ cùng nhau thắp hương, phá cỗ trông trăng, ăn những món đặc trưng của mùa Trung Thu, trao gửi tình yêu cùng những lời chúc phúc đến mọi thành viên trong gia đình cũng như những người bạn vắng mặt, và truyền nhau truyền thuyết về khởi nguồn của ngày lễ này.

https://ltl-school.com/chinese-lantern-festival/

Truyền thuyết nổi tiếng nhất là truyện “Hằng Nga bôn nguyệt”. Chúng ta sẽ cùng xem thêm ở dưới nhé.

Mọi mâm cỗ Trung Thu đáng đồng tiền bát gạo đều phải có bí đỏ, vịt quay, lê, cua, ốc sông, khoai môn, rượu hoa mộc, v.v. nhưng món tráng miệng truyền thống và quan trọng nhất của mâm cỗ luôn là Bánh Trung Thu.

Mâm cỗ Trung Thu
Mâm cỗ Trung Thu – Thật ngon mắt!

Bánh Trung Thu (月饼 yuèbǐng) là một loại bánh truyền thống của người Trung Quốc. Bánh được làm từ bột mì, lúa mì và nhiều loại nhân đặc như thịt heo, hạt cây, hạt quả, nhân hạt sen, nhân đậu đỏ và lòng đỏ trứng.

Bánh tượng trưng cho sự phồn vinh, sự sum vầy và một cái bánh, thường có đường kính khoảng 10 cm và dày 3-4 cm, thường được cắt thành số lượng phần bằng với số lượng các thành viên trong gia đình.

Nướng bánh Trung Thu ở nhà thường tốn khá nhiều thời gian, nên mọi người thường mua những cái bánh làm sẵn ở tiệm bánh hoặc siêu thị.

Tự động hoá đã giúp cải thiện thời gian chuẩn bị một cách đáng kể và bánh Trung Thu đã trở thành một mô hình kinh doanh lớn.

Mặc dù những người lớn tuổi vẫn thường phần nàn việc thế hệ trẻ đã không còn biết cách trân trọng bánh Trung Thu như những thế hệ đi trước, những cửa tiệm bánh Trung Thu, công ty bánh kẹo và những chuỗi đồ ăn vẫn tìm được cách để biến món bánh này trở thành một món tráng miệng hiện đại và thú vị. Những phiên bản hiện đại của bánh Trung Thu gần đây thậm chí còn được làm từ kem, sô-cô-la, kem phô mai hoặc thạch.

Bánh Trung Thu
Bánh Trung Thu – Một món ăn truyền thống của Tết Trung Thu ở Trung Quốc

Vậy là bạn đã biết mọi thứ về Tết Trung Thu của người Trung Quốc rồi, còn chờ gì mà không nhanh chân ra tiệm bánh sắm ngay cho mình một hộp bánh Trung Thu ngon mắt nhất, chuẩn bị một mâm cỗ nho nhỏ cho mình và chờ trăng lên để cùng trải nghiệm ngày lễ truyền thống này một cách tròn vẹn nhất cùng người thân và gia đình của mình nào?

Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về truyền thuyết của Tết Trung Thu và nguồn gốc của nó nhé…

Tết Trung Thu và truyền thuyết Hằng Nga

Vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, người Trung Quốc sẽ cùng nhau đón 中秋节 (zhōngqiū jié) Tết Trung Thu. 中秋节 là lễ hội truyền thống quan trọng thứ hai sau Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc. Lễ hội này lần đầu tiên được tổ chức để mừng một vụ mùa bội thu.

Còn có tên gọi khác là “Lễ hội Trăng tròn”, Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày được tin rằng có trăng tròn và sáng nhất. Trung Thu năm nay sẽ diễn ra vào ngày 13 tháng 9 Dương lịch, chỉ 2 tuần trước Tuần lễ Vàng của nước Trung Quốc.

Theo truyền thống Trung Hoa, trong Tết Trung Thu, mọi người sẽ có một bữa tối sum vầy, cùng nhau ngắm trăng tròn, ăn bánh Trung Thu và kể cho nhau nghe những truyền thuyết về nguồn gốc của ngày Tết này. Truyền thuyết nổi tiếng nhất trong số đó là truyền thuyết “Hằng Nga bôn nguyệt”.

Hằng Nga
Truyền thuyết Hằng Nga

Theo truyền thuyết này, cô gái xinh đẹp có tên Hằng Nga (嫦娥 – Chang’E) đã kết hôn với một xạ thủ cừ khôi có tên là Hậu Nghệ (后羿 – Hou-Yi). Vào thời đó, trên bầu trời có đến 10 mặt trời tranh nhau chiếu sáng.

Trước sức nóng của 10 mặt trời, cây cối dần khô héo và con người cũng dần trở nên kiệt quệ. Vì vậy một ngày nọ Hậu Nghệ quyết định bắn rơi chín trong số mười mặt trời, chỉ để lại một mặt trời để chiếu sáng cho nhân gian. Nhờ nghĩa cử anh hùng này, Hậu Nghệ được ban tặng một liều thuốc trường sinh.

Không muốn dùng liều thuốc này, Hậu Nghệ đã nhờ Hằng Nga giấu thuốc ở một chỗ an toàn.

Vào một ngày nọ, trong lúc cấp bách, Hằng Nga đã uống liều thuốc này và trở nên bất tử.

Ngay khi vừa nuốt xong liều thuốc, Hằng Nga bắt đầu lơ lửng và bay lên cao cho đến khi đặt chân đến Mặt Trăng. Vô cùng thương nhớ người vợ yêu dấu của mình, Hậu Nghệ đã chuyển một cái bàn đến ngay dưới mặt trăng, sắp ra bàn một ít thức ăn với hi vọng Hằng Nga sẽ quay trở lại với mình. Điều đó dần trở thành lệ và cứ mỗi đợt Lễ Trung Thu, mọi người lại cùng nhau bày cỗ trông trăng để tưởng nhớ Hằng Nga.

Thông thường, trẻ em ở Trung Quốc được kể rằng Hằng Nga không chỉ có một mình trên Cung Trăng mà còn có Thỏ Ngọc đồng hành.

https://ltl-school.com/chinese-new-year-traditions-around-china/

Muốn tìm hiểu thêm về LTL?

Nếu bạn muốn nhận được những tin tức mới nhất từ Trường Hán Ngữ LTL, tại sao không gia nhập danh sách nhận email từ chúng tôi nhỉ? Chúng tôi sẽ gửi cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về việc học tiếng Trung, những ứng dụng học ngôn ngữ có ích và cập nhật về mọi thứ đang diễn ra ở các trường LTL của chúng tôi! Đăng ký bên dưới và trở thành một phần của cộng đồng đang lớn mạnh của chúng tôi nhé!

Dịch từ bản tiếng Anh của Marie Fornabaio từ trang của Trường Hán Ngữ LTL.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

What Are You Interested In?

This will customize the newsletter you receive.

.

Thank you for subscribing!

Please check your email to verify your subscription and stay updated with our latest news.