Ngoại giao gấu trúc – Món quà từ Trung Quốc đến thế giới

Bạn có thể nghĩ rằng khái niệm “ngoại giao gấu trúc” (熊猫外交: xióngmāo wàijiāo) nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng thực tế, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng những chú gấu trúc làm công cụ ngoại giao từ những năm 1950!

Nói một cách đơn giản, đây là việc tặng hoặc cho mượn gấu trúc cho các quốc gia khác để thúc đẩy quan hệ ngoại giao.

Ngoại giao gấu trúc: Sự thật thú vị về gấu trúc

Ngoại giao gấu trúc: Lịch sử ngoại giao gấu trúc

Ngoại giao gấu trúc: Giá của ngoại giao gấu trúc

Ngoại giao gấu trúc: Câu chuyện nổi tiếng về Bảo Bảo

Ngoại giao gấu trúc: Tương lai của ngoại giao gấu trúc

Ngoại giao gấu trúc: Câu hỏi thường gặp

Sự thật thú vị về gấu trúc

gấu trúc khổng lồ Trung Quốc
“Gấu trúc khổng lồ”
  • Gấu trúc khổng lồ hay còn gọi là “đại hùng miêu” (大熊猫 dà xióngmāo) là báu vật quốc gia của Trung Quốc.
  • Chúng dành hơn 12 giờ mỗi ngày để ăn ngủ hơn 10 giờ! (Ai mà không thích đánh một giấc chứ?)
  • Gấu trúc là loài động vật đắt đỏ nhất để nuôi trong môi trường nuôi nhốt.
  • Gấu trúc hoang dã chỉ còn ở các tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Cam Túc.
  • Gấu trúc là biểu tượng của hòa bình. Trong lịch sử Trung Quốc, các bộ tộc thường giương cờ gấu trúc để kêu gọi đình chiến.

Lịch sử ngoại giao gấu trúc

ngoại giao gấu trúc
“Ngoại giao gấu trúc”

Những chú gấu trúc đáng yêu không chỉ là linh vật của Trung Quốc.

Chúng còn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược “quyền lực mềm”, giúp Trung Quốc xây dựng quan hệ ngoại giao trên toàn cầu.

Quá trình trao tặng gấu trúc của Trung Quốc cho các quốc gia trên thế giới đã có một lịch sử lâu dài và thú vị, bắt đầu từ thời kỳ nhà Đường.

Mặc dù rất khó để xác định chính xác thời điểm nó bắt đầu, nhưng người ta cho rằng phong tục này có thể đã có từ năm 685 sau Công Nguyên, khi Hoàng hậu Võ Tắc Thiên của triều đại nhà Đường gửi một cặp gấu trúc đến Nhật Bản như một món quà ngoại giao.

Dưới đây là một dòng thời gian ngắn gọn về sự phát triển của phong tục này qua các giai đoạn lịch sử hiện đại:

  • 1940-1950
    • Vào năm 1941, Trung Quốc tặng một cặp gấu trúc cho Mỹ để cảm ơn sự hỗ trợ trong Thế chiến II.
    • Sau đó, Chủ tịch Mao Trạch Đông tiếp tục tặng gấu trúc cho các đồng minh như Triều Tiên và Liên Xô.
  • 1972 – 1984
    • Khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa về kinh tế, việc tặng gấu trúc đã được mở rộng ra các quốc gia phương Tây như Anh, Đức và châu Á như Nhật Bản.
    • Sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, Trung Quốc tặng một cặp gấu trúc cho Mỹ, mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
  • 1984 – 1998
    • Khi Trung Quốc tiếp tục chính sách “mở cửa”, gấu trúc không còn chỉ là món quà đơn thuần mà bắt đầu được gửi đi dưới hình thức cho mượn, với các thỏa thuận tài chính đi kèm.
    • Đặc biệt, sau khi gấu trúc trở thành loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, việc trao tặng này trở thành các khoản cho mượn có thời hạn, kèm theo cam kết hỗ trợ công tác bảo tồn gấu trúc trong tự nhiên.
  • 2008 – Hiện tại:
    • Các thỏa thuận cho mượn gấu trúc giờ đây dựa trên lợi ích song phương, trong đó các quốc gia cung cấp tài nguyên và công nghệ cho Trung Quốc.

Giá của ngoại giao gấu trúc

Bạn có đoán được một con gấu trúc “trị giá” bao nhiêu không?

giá của ngoại giao gấu trúc
“1 triệu đô la Mỹ”

100万 美元1 triệu USD mỗi năm – Đó là số tiền mà một vườn thú phải trả để thuê mỗi con gấu trúc từ Trung Quốc!

Vì những hợp đồng cho mượn thường kéo dài từ 10 đến 15 năm, con số này thật sự là một khoản chi phí khổng lồ!

Ngoài khoản phí hàng năm 1 triệu đô, các vườn thú và chính phủ nước ngoài còn phải xây dựng những khu chuồng đặc biệt với cơ sở vật chất hiện đại, thuê chuyên gia từ Trung Quốc để giám sát và chăm sóc gấu trúc, cũng như cung cấp một lượng lớn tre cho chúng!

Sự thật thú vị: Vườn thú Tierpark ở Berlin đã chi khoảng 10 triệu đô la Mỹ để xây dựng khu chuồng mới cho gấu trúc.

Cách Đăng Ký Học Trên FLEXI CLASSES Thumbnail

Cách Đăng Ký Học Trên FLEXI CLASSES

Flexi Classes là nền tảng học ngôn ngữ trực tuyến 24/7 với giáo viên bản ngữ. Các lớp học trên Flexi Classes sẽ có sĩ số từ 1-5 học viên và được giảng dạy trực tuyến bởi các giáo viên…

Câu chuyện nổi tiếng về Bảo Bảo

Bảo Bảo là một trong những con gấu trúc nổi tiếng nhất, sinh ra vào năm 2013 tại Sở Thú Quốc Gia ở Washington, DC.

Đây là hình ảnh cô bé trong ngày sinh nhật đầu tiên, với chiếc bánh làm từ trái cây đông lạnh và khoai lang – trông thật là ngon miệng!

ngoại giao gấu trúc: gấu trúc Bảo Bảo

Vào sinh nhật đầu tiên, Bảo Bảo được tổ chức một lễ hội truyền thống 抓周 (Zhuā zhōu).

Đây là một nghi lễ được thực hiện vào ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ em ở Trung Quốc.

Trong khi diễn ra buổi lễ, các vật tượng trưng sẽ được đặt trước mặt em bé và vật mà em bé chọn đầu tiên sẽ dự đoán một phần về tương lai của chúng.

Với Bảo Bảo, nghi lễ này được điều chỉnh đôi chút!

Những người chăm sóc đã đặt ba bức tranh với các biểu tượng khác nhau:

  • Đào tượng trưng cho sự trường thọ
  • Tre mang ý nghĩa sức khỏe dồi dào
  • Lựu tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở

Vậy bạn có đoán được Bảo Bảo chọn biểu tượng nào không? – Cô bé đã chọn biểu tượng trường thọ, điều này có nghĩa là cô sẽ sống lâu và trở thành một đại sứ cho công tác bảo tồn gấu trúc.

Câu chuyện về Bảo Bảo thực sự là một minh chứng điển hình cho “ngoại giao gấu trúc”. Vào năm 2000, Trung Quốc đã cho Hoa Kỳ mượn cha mẹ của Bảo Bảo, Mỹ Hương và Thiêm Thiêm.

Theo thỏa thuận, các con non của chúng sẽ trở về Trung Quốc khi đủ 4 tuổi.

Bạn có biết? Nếu một chú gấu trúc con được sinh ra, vườn thú sẽ phải trả thêm một “thuế con non” trị giá 400.000 USD (hơn 10 tỷ mốt VND)!

Bảo Bảo đã trở thành một ngôi sao thu hút đông đảo du khách tại sở thú ở Mỹ, và nhiều người hâm mộ đã cảm thấy tiếc nuối khi cô bé phải trở về cơ sở nhân giống của Trung Quốc tại Thành Đô.

Tương lai của ngoại giao gấu trúc

Tương lai của ngoại giao gấu trúc phụ thuộc vào mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia trên toàn cầu.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với việc này, vì chi phí duy trì và chăm sóc gấu trúc đang ngày càng trở nên tốn kém.

Một số nhà ngoại giao châu Âu đã bày tỏ quan điểm cho rằng việc này không xứng đáng với chi phí và công sức bỏ ra!

Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải tiếp tục đấu tranh để bảo vệ sự sống còn của gấu trúc trong tự nhiên. Và đến nay, nỗ lực bảo tồn của Trung Quốc đã mang lại kết quả khả quan.

Kể từ năm 2016, Liên minh Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) đã chính thức hạ cấp gấu trúc từ loài có nguy cơ tuyệt chủng xuống loài dễ bị tổn thương.

Tóm lại, phương pháp bảo tồn kết hợp này đang cho thấy hiệu quả và mang lại hy vọng cho các loài động vật khác trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Ngoại giao gấu trúc – Câu hỏi thường gặp

Tôi có thể đi đâu để xem gấu trúc?

Một trong những nơi nổi tiếng nhất để xem gấu trúc là Trung tâm Nhân giống Gấu Trúc Khổng Lồ ở thành phố Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên.

Bạn có biết LTL cũng có trường học ở đây không? Tại sao không vừa học tiếng Trung vừa thăm gấu trúc cùng lúc nhỉ!

Các nơi khác để xem gấu trúc gồm: Cơ sở Gấu Trúc Đô Giang Yển (cách Thành Đô 1,5 tiếng), Khu bảo tồn thiên nhiên Ngoạ Long (cách Thành Đô 3 tiếng), Sở thú Bắc Kinh và Công viên Đại dương Hồng Kông.

Có bao nhiêu con gấu trúc ở ngoài Trung Quốc?

Theo thống kê, tính đến năm 2017, có khoảng 70 con gấu trúc khổng lồ sống ở các vườn thú ngoài Trung Quốc.

Có bao nhiêu khu bảo tồn gấu trúc trên thế giới?

Hiện nay, trên toàn thế giới có 67 khu bảo tồn gấu trúc.

Tôi có thể tìm thấy gấu trúc ở quốc gia của mình không?

Điều này phụ thuộc vào nơi bạn sống! Gấu trúc hiện có mặt ở Úc, Áo, Canada, Bỉ, Đức, Hồng Kông, Nhật Bản và Scotland.

Bạn có may mắn sống ở một trong những quốc gia này không?

Gấu trúc sống được bao lâu?

Chúng có tuổi thọ ước tính từ 15 đến 20 năm trong tự nhiên, nhưng có thể sống từ 25 đến 35 năm nếu được nuôi nhốt!

Mỗi ngày gấu trúc ăn bao nhiêu tre?

Chúng ăn một lượng tre khổng lồ, từ 9 đến 18 kg mỗi ngày!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

What Are You Interested In?

This will customize the newsletter you receive.

.

Thank you for subscribing!

Please check your email to verify your subscription and stay updated with our latest news.