Những người phụ nữ quyền lực trong Lịch sử Trung Quốc
Những người phụ nữ quyền lực trong Lịch sử Trung Quốc : Phần 1
Ngày Quốc tế Phụ nữ đang đến gần, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt để nói về một vài người phụ nữ quyền lực trong lịch sử Trung Quốc.
Nhưng trước khi chúng tôi giới thiệu với các bạn về những ngươi phụ nữ Trung Hoa quyền lực thì hãy tự hỏi chính bản thân rằng tại sao chúng ta luôn nói về năm hoặc mười phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử của đất nước nhưng lại không bao giờ làm danh sách về những người đàn ông?
Ngoài ra, chúng ta nên nhớ rằng tất cả những người phụ nữ quyền lực trong danh sách này (và những người khác) đã phải đối mặt với nhiều trở ngại trong một xã hội gia trưởng sâu sắc (như nguời mà chúng ta đã nói vềtrong bài viết Nüshu của chúng tôi).
Vì vậy, phụ nữ đã phải làm việc và cố gắng nhiều hơn những người đàn ông để đấu tranh cho vị trí của họ trong lịch sử.
https://ltl-beijing.com/nushu/
Trong những bài viết về những người phụ nữ Trung Hoa quyền lực này, chúng tôi sẽ không nói về vẻ đẹp nổi bật hoặc những đặc điểm tương tự của họ, những thứ mà thường được sử dụng để miêu tả về phụ nữ, mà chúng tôi sẽ nói về những thành tích vĩ đại của họ.
Chúng ta cũng không nên quên hệ tư tưởng Nho giáo chính thức đã áp đặt những luật lệ nghiêm ngặt với phụ nữ trong xã hội, điều đó khiến phụ nữ càng khó làm điều họ muốn hơn và họ đã phải phục tùng và tuân theo lệnh của đàn ông.
Và bây giờ chúng ta hãy gặp một số phụ nữ nổi loạn trong lịch sử Trung Quốc nhé! Trong bài viết này chúng tôi sẽ nói về:
Phụ nữ quyền lực trong lịch sử Trung Quốc #1 – Võ Tắc Thiên
Phụ nữ quyền lực trong lịch sử Trung Quốc #2 – Lin Siniang
Phụ nữ quyền lực trong lịch sử Trung Quốc #3 – Từ Hi Thái hậu
Phụ nữ quyền lực trong lịch sử Trung Quốc #4 – Wang Zhenyi
Phụ nữ quyền lực trong lịch sử Trung Quốc #5 – Hoa Mộc Lan
Phụ nữ quyền lực trong lịch sử Trung Quốc #6 – Tống Khánh Linh
Phụ nữ quyền lực trong lịch sử Trung Quốc #7 – Wang Xingjuan
Phụ nữ quyền lực trong lịch sử Trung Quốc #8 – San Mao
Phụ nữ quyền lực trong lịch sử Trung Quốc #9 – Qiu Jin
Phụ nữ quyền lực trong Lịch sử Trung Hoa #1 – Võ Tắc Thiên
Hoàng hậu Võ Tắc Thiên, sống trong triều đại nhà Đường, là nữ hoàng duy nhất cai trị Trung Quốc.
Bà ấy là một nhân vật gây tranh cãi bởi vì ban đầu bà là vợ lẽ của Hoàng đế Taizong. Khi Hoàng đế băng hà, bà liền kết hôn với con trai của ông ấy Gaozong, và đã cai trị phía sau Hoàng đế.
Khi Gaozong qua đời, bà dã đặt mình lên ngai vàng với tư cách của một Hoàng hậu và cai trị Trung Quốc cho đến một năm trước khi bà qua đời ở tuổi 81.
Nhờ vào sự nỗ lực của cha bà Võ Sĩ Hoạch – người là Thủ tướng trong triều đại nhà Đường – bà được giáo dục tốt : bà có thể đọc và viết, chơi nhạc, viết thơ, và bà ấy có kĩ năng diễn thuyết tốt.
Phụ nữ quyền lực trong Lịch sử Trung Hoa #2 – Lin Siniang
Lin Siniang được sinh ra vào cuối triều đại nhà Minh (1368 – 1644) trong một gia đình quân nhân. Bà đã học võ thuật suốt thời niên thiếu của mình, nhưng kể từ khi cha bà qua đời, bà đã bị ép làm gái mại dâm bên bờ Sông Qinhuai.
Vị Vua Phong kiến Zhu Changshu đã đem lòng yêu bà khi thấy bà luyện võ bên bờ sông.
Không lâu sau đó họ kết hôn với nhau. Bà giỏi võ thuật đến nỗi nhà Vua yêu cầu bà dạy cho tất cả các phi tần hoàng tộc kỹ năng tự vệ của mình. Điều này dẫn đến việc một đội quân toàn nữ được thành lập và được lãnh đạo bởi Lin Siniang.
Thật sự rất tuyệt vời khi bà đã phá vỡ các quy ước xã hội lúc bấy giờ để nắm giữ các chức vụ quan trọng.
Phụ nữ quyền lực trong Lịch sử Trung Hoa #3 – Từ Hi Thái hậu
Sẽ không bất ngờ hoặc ngạc nhiên với nhân vật gây tranh cãi khác từ lịch sử Trung Quốc sau đây!
Từ Hi Thái hậu (1835 – 1908) là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc, người mà – mặc dù một cách gián tiếp – kiểm soát ngai vàng của Trung Quốc trong gần nửa thế kỷ.
Ban đầu bà chỉ là phi tần của Hoàng đế Xianfeng nhưng bà đã sinh ra một người con trai và duy nhất cho ông ấy vì vậy khi Hoàng đế băng hà, con trai ấy trở thành vua và cùng Hội đồng nhiếp chính gồm 8 quan chức trị vì đất nước.
Sau một vài tháng, Từ Hi đã lập một cuộc đảo chính, và sau đó thì nhiếp chính đã được chuyển giao cho bà.
Đừng quên rằng khoảng thời gian đó là thời kỳ rất hỗn loạn và nạn đói vào năm 1850 đã gây ra Cuộc nổi loạn Taiping và tới năm 1856 thì người Pháp và Anh xâm chiếm Trung Quốc đã gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai. Từ Hi (một cái tên mà bà tự đặt cho chính mình với ý nghĩa là “tử tế và vui vẻ”) muốn hiện đại hoá Trung Quốc và thúc đẩy nền kinh tế, điều mà cuối cùng bà đã làm được và giúp cho triều đại của mình trở nên rất thịnh vượng.
Phụ nữ quyền lực trong Lịch sử Trung Hoa #4 – Wang Zhenyi
Chà, Wang là một người rất bá đạo vì dám làm điều mình muốn trong thời kỳ phong kiến.
Bà là một nhà khoa học và thiên văn học rất nổi tiếng suốt Triều đại nhà Thanh, vâng, bạn không đọc nhầm đâu, và bà đã tích cực chiến đấu để chống lại các quy tắc phong kiến thời đó đã cấm phụ nữ theo đuổi.
Bà đã đấu tranh để đòi quyền được học tập của mình và bà cũng tự học về thiên văn học, toán học, địa lý và y học!
Bà đã viết một bài báo Dispute of the Procession of the Equinoxes (Sự tranh giành trong quá trình hình thành hiện tượng Điểm phân) cực kỳ nổi tiếng để giải thích và chứng minh điểm phân (equinoxes = chỉ ngày và đêm bằng nhau) di chuyển như thế nào và cũng tính toán sự chuyển động của chúng. Ngoài ra, bà còn viết rất nhiều bài báo khác nhau, như là: Dispute of Longitude and Stars (Sự tranh giành của Kinh độ và Những vì sao) và The Explanation of a Lunar Eclipse (Sự giải thích về Nguyệt thực).
Nhưng còn nhiều hơn thế nữa!!!
Bà cũng là một thi sĩ thành đạt! Và bà ấy đã làm được tất cả các điều đó trước năm 29 tuổi, khi bà không may qua đời.
Hãy tưởng tượng xem bà có thể làm những gì nếu như sống lâu hơn!
Phụ nữ quyền lực trong Lịch sử Trung Hoa #5 – Hoa Mộc Lan
Và đây là huyền thoại Mộc Lan.
Bà là một chiến binh Trung Quốc trong suốt thời kỳ Nam và Bắc triều (420-589). Bà được miêu tả trong bản Ballad of Mulan, trong đó bà được cho là đã ăn mặc như một người đàn ông để đảm nhận vị trí của cha bà trong quân đội.
Hua là một từ tiếng Trung của hoa và Mulan có nghĩa là “Mộc lan”.
Và mặc dù vẫn chưa được kiểm chứng là Hoa Mộc Lan có thật sự tồn tại hay không, bà được miêu tả là một người phụ nữ mang đến lòng dũng cảm và niềm hy vọng cho người Trung Quốc.
Phụ nữ quyền lực trong Lịch sử Trung Hoa #6 – Tống Khánh Linh
Bà Tống là người vợ thứ hai của một nhà lãnh đạo chính trị có sức ảnh hưởng là ông Sun Yat-sen.
Bản thân bà cũng trở thành một nhân vật chính trị quan trọng sau khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập – bà là Phó Chủ tịch Trung Quốc (trong khoảng thời gian từ 1949 – 1954 và 1959 – 1975) và là Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân (1954 – 1959; 1975 – 1981)
Bà không được ủng hộ trong cuộc Cách mạng Văn Hóa, nhưng vào năm 1972, bà cùng với ông Dong Biwu, trở thành Phó Chủ tịch, khiến họ trở thành Nguyên thủ Quốc gia của Trung Quốc.
BẠN BIẾT KHÔNG – Bà ấy rất thông thạo tiếng Anh, từ khi được đi học ở Mỹ.
Thời gian học ở Mỹ đã ảnh hưởng rất lớn đến bà. Bà cũng là một nhà nữ quyền đã lên tiếng rằng việc hôn nhân sắp đặt là một thực tế nên được bãi bỏ và phụ nữ được tự do quyết định kết hôn với ai.
Bà cũng đã chiến đấu để chống lại niềm tin rằng phụ nữ nên tuân theo 3 sự phục tùng: đối với cha họ, chồng và con trai của họ.
Phụ nữ quyền lực trong Lịch sử Trung Hoa #7 – Wang Xingjuan
Wang Xingjuan là người sáng lập tổ chức phi chính phủ đầu tiên tại Trung Quốc tập trung vào các vấn đề phụ nữ phải đối mặt trong xã hội.
Bà chủ yếu làm nhà báo và biên tập viên và sau đó, khi bà về hưu vào năm 1988, bà quyết tâm tập trung hoàn toàn vào việc trao quyền hành hợp pháp cho phụ nữ.
BẠN BIẾT KHÔNG – Bà cũng đã thành lập tổ chức một đường dây nóng đầu tiên cho phụ nữ bị trầm cảm.
Như thường lệ, phụ nữ là những người phải chịu đựng nhiều nhất; rất nhiều phụ nữ đã bị sa thải và không biết làm thế nào để đối phó với tình huống này.
Sau một thời gian khi mọi người đều có công việc và đóng góp cho xã hội, đây là một tình huống hoàn toàn mới đối với nhiều người trong số họ.
Trong một buổi phỏng vấn của mình, Wang đã nói rằng trong khoảng thời gian đó, 60-70% công nhân bị sa thải là những người phụ nữ.
Từ công việc trên đường dây nóng của bà ấy, họ đã nhận ra rằng một số lượng lớn phụ nữ không có ai ở bên cạnh nếu họ là nạn nhân của bạo lực gia đình, vì vậy họ cũng đã giải quyết vấn đề đó và thật sự đã giúp đỡ được rất nhiều phụ nữ.
Bà ấy thật tuyệt vời phải không?!
Phụ nữ quyền lực trong Lịch sử Trung Hoa #8 – Sanmao
Sanmao được sinh ra ở Trùng Khánh với một tâm hồn lang thang.
Bà là một tiểu thuyết gia, một nhà văn và là một thông dịch viên và công việc này không may đã lấy đi mạng sống của bà vào năm 1991.
Chen Mao Pian là tên của bà lúc được sinh ra, sau đó bà lấy bút danh là Sanmao và được biết đến rộng rãi trên khắp Trung Quốc.
Bà viết tiểu thuyết tự truyện và du lịch, cũng như truyện tranh. Bà học triết học tại Đại học Văn hóa Trung Quốc.
Bà cũng đi du lịch nhiều nơi – bà đã sống ở Tây Ban Nha nơi mà bà bắt đầu lối sống du mục của mình.
Sau đó bà du lịch tới Đức, sa mạc Sahara, Đảo Canary, cũng như Trung và Nam Mỹ.
Và bạn sẽ có thể đọc được bài viết về khoảng thời gian của bà ấy ở Sa mạc Sahara bằng bản tiếng Anh sớm thôi (bây giờ bạn có thể đặt hàng trước Câu chuyện về Sa mạc Sahara của San Mao)! Như bạn có thể tưởng tượng, chúng tôi rất phấn kích vì cuối cùng thì những bài viết của San Mao đã được dịch sang tiếng Anh và thậm chí bây giờ sẽ có nhiều người có thể thưởng thức tác phẩm của bà ấy.
Bà từng nói “Khi tôi vừa đặt chân đến sa mạc, tôi khao khát muốn trở thành nhà thám hiểm nữ đầu tiên vượt qua Sa mạc Sahara. Suy nghĩ đó đã khiến tôi thao thức cả đêm”. Và tôi nghĩ rằng tôi cũng sẽ thức cả đêm để được đọc tác phẩm của bà ấy. Quyển sách sẽ được bán vào tháng 11 này.
Bạn có hào hứng như chúng tôi không? Bạn có muốn chúng tôi sẽ viết về quyển sách đó ngay khi nó được phát hành chứ?
Hãy cho chúng tôi biết trong khung bình luận nhé!
Phụ nữ quyền lực trong Lịch sử Trung Hoa #9 – Qiu Jin
Qiu Jin là một nhà cách mạng và nữ quyền nổi tiếng của Trung Quốc.
Bà ấy đã nói về quyền của phụ nữ và tuyên bố rằng phụ nữ có quyền tự do để kết hôn với bất cứ ai mà họ muốn, tự do để được tiếp thu giáo dục và bà ấy cũng phản đối tục trói chân (chính bản thân bà cũng là một nạn nhân của tục lệ ấy!).
Bà ấy đã chiến đấu để chống lại các quy tắc nghiêm ngặt hà khắc của Nho giáo là phải phục tùng mệnh lệnh của đàn ông và bà cũng đã chiến đấu để giải phóng phụ nữ.
Bà đã bị bắt giữ vài ngày trước cuộc nổi dậy theo kế hoạch của An Khánh và bà bị ép chặt đầu mặc dù bà không bao giờ thừa nhận việc mình có liên quan đến âm mưu của cuộc nổi dậy này.
Một linh hồn can đảm người mà dám đứng lên vì những gì bà tin tưởng, mặc dù bà đã biết về hậu quả tiềm tàng của nó.
Muốn tìm hiểu thêm về LTL?
Nếu bạn muốn nhận được những tin tức mới nhất từ Trường Hán Ngữ LTL, tại sao không gia nhập danh sách nhận email từ chúng tôi nhỉ? Chúng tôi sẽ gửi cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về việc học tiếng Trung, những ứng dụng học ngôn ngữ có ích và cập nhật về mọi thứ đang diễn ra ở các trường LTL của chúng tôi! Đăng ký bên dưới và trở thành một phần của cộng đồng đang lớn mạnh của chúng tôi nhé!